KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ AN TOÀN XE NÂNG HÀNG
ĐIỀU CHỈNH LẠI GHẾ NGỒI
Vị trí chỗ ngồi có thể được điều chỉnh về phía trước và phía sau. Thanh trượt chỗ ghế ngồi được tách ra bằng cách sử dụng cần điều chỉnh, phía trước và phía sau chỗ ngồi có thể được điều chỉnh.
CẢNH BÁO
• Trước khi vận hành xe nâng phải thắt dây đai an toàn.
CHÚ Ý
• Chìa khóa xe phải ở vị trí “OFF” khi điều chỉnh chỗ ngồi. Sau khi điều chỉnh phải thả cần điều chỉnh trở về vị trí khóa và chắc rằng chỗ ngồi đã được khóa chặt.
KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ ( ĐỀ ):
I. Động cơ xăng:
1. Kéo thắng tay
2. Đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian nếu xe nâng có cần nâng hạ.
3. Tra chìa khóa vào ổ khóa. Bật chìa khóa sang vị trí “ST”, động cơ sẽ được khởi động.
Sau khi khởi động động cơ, chìa khóa sẽ trở về vị trí “ON” khi tay bạn đã thả chìa khóa ra.
II. Động cơ gas:
1. Kéo thắng tay.
2. Đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian nếu xe nâng có cần nâng hạ.
3. Tra chìa khóa vào ổ khóa và đạp bàn đạp ga xuống một cách nhẹ nhàng. Bật chìa khóa sang vị trí “ST”, động cơ sẽ được khởi động.
Sau khi khởi động động cơ, chìa khóa sẽ trở về vị trí “ON” khi tay bạn đã thả chìa khóa ra.
III. Động cơ Diesel:
1. Kéo thắng tay.
2. Đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian nếu xe nâng có cần nâng hạ.
3. Tra chìa vào ổ khóa
4. Bật chìa khóa sang vị trí “ON”
LỜI KHUYÊN
• Xe nâng này có một cái công tắc trung gian. Động cơ sẽ không khởi động ở vị trí khác vị trí trung gian nếu xe nâng có cần nâng hạ.
• Không được khởi động motor đề nhiều hơn 10 giây trong cùng một lúc.
• Chìa khóa này có một chức năng là. Vì thế nếu động cơ không khởi động được thậm chí khi chìa khóa đã ở vị trí “ST”, vặn chìa khóa về vị trí “OFF” một lần nữa và sau đó thử khởi động lại lần nữa sau 5 đến 10 giây.
• Không được rời khỏi xe nâng với chìa khóa ở vị trí “ON” khi động cơ đã ngừng hoạt động.
• Khi bạn rút chìa khóa ra, phải bật chìa khóa về vị trí “OFF”
CHÚ Ý
• Không được khởi động động cơ
• Chắc chắn rằng đã kéo thắng tay hoàn toàn và cần nâng hạ phải ở vị trí trung gian trước khi khởi động động cơ.
• Khi vận hành xe nâng trong nhà phải được thông gió tốt
CẢNH BÁO
• Khói được thải ra từ động cơ có chứa nhiều khí cacborn monoxide và các chất hóa học có hại khác.Khí cacborn monoxide là một chất độc không màu, không mùi và có thể gây bất tỉnh hoặc chết nếu không được cảnh báo.
• Không được sử dụng động cơ dầu trong nhà vì muội than có thể sẽ tích tụ lại. Nếu động cơ vận hành trong không gian hạn chế thì phải được duy trì thông gió đầy đủ và thích hợp hoặc phải mở đường thông khí xả ra bên ngoài.
• Không được sửa đổi hệ thống ống xả, bộ phận đánh lửa và hệ thống nhiên liệu.
SAU KHI KHỞI ĐỘNG:
1. Làm mát động cơ cho đến khi đồng hồ đo nhiệt độ nước chỉ 50 0C
2. Kiểm tra các hạng mục sau trong khi vận hành làm mát động cơ
• Tất cả các đồng hồ báo .
• Xem động cơ có gây ra bất kỳ tiếng động khác thường nào không
• Màu của khói xả có bình thường không.
3. Vận hành cần điều khiển nâng và cần điều khiển nghiêng và chắc rằng các cần điều khiển hoạt động bình thường
LỜI KHUYÊN
KHỞI ĐỘNG VÀ LÁI XE NÂNG
1. Chắc rằng khu vực xung quanh đã an toàn trước khi khởi động.
2. Nâng càng nâng lên cách mặt đất khoảng 15 đến 20 cm, và nghiêng trụ nâng về phía sau hoàn toàn.
3. Trong khi đạp bàn đạp cắt số / thắng , kéo cần số tiến lùi về phía trước hoặc phía sau. Sau đó, thả thắng tay và thả bàn đạp cắt số / thắng trong khi đạp bàn đạp ga dần dần.
Nếu xe nâng có bàn đạp điều khiển tiến lùi thì đạp cạnh bên phải hoặc bên trái của bàn đạp (xem trang 33).
4. Tốc độ nhanh / chậm của xe nâng được điều chỉnh bằng mức độ nhấn bàn đạp ga hoặc bàn đạp điều khiển tiến lùi.
5. Luôn sang số (chuyển đổi cần tiến lùi) khi xe nâng đã được dừng hẳn để bảo vệ các thiết bị và cho an toàn.
LỜI KHUYÊN
Không được vận hành càng nâng trong khi đạp bàn đạp ga
Theo dõi các mục sau trong khi di chuyển để đảm bảo vận hành anh toàn.
CHÚ Ý
• Phải tập trung trong khi vận hành. Chú ý người đi bộ và công nhân đang ở trong khu vực khi lái xe nâng.
• Chạy xe với tốc độ thấp và đảm bảo an toàn cho vùng phụ cận trong khi di chuyển ở những nơi có tầm nhìn hạn chế.
• Giảm tốc độ một cách thích hợp và sử dụng thắng khi di chuyển xuống dốc. Khi xe đang xuống dốc trong khi có mang tải phải di chuyển lùi. Khi không có tải , di chuyển tiến về phía trước.
• Khi lên dốc cao, cẩn thận đừng để đầu càng nâng hoặc mặt dưới của pallet chạm vào mặt đất. Khi lên dốc, chạy tiến khi có tải. Khi không có tải thì di chuyển lùi.
DỪNG VÀ ĐỖ XE
1. Khi dừng xe nâng, thả chân ra khỏi bàn đạp ga hoặc bàn đạp điều khiển tiến lùi và đạp bàn đạp thắng để giảm tốc độ.
2. Khi đỗ xe, hãy hạ càng xuống mặt sàn và nghiêng trụ nâng về phía trước. Sau đó, kéo thắng tay và đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian.
3. Khi rời xe nâng, bật chìa khóa sang “OFF” và thu chìa khóa.
4. Nếu chìa khóa ở vị trí “ON” thì khoảng 3 phút sau động cơ sẽ tắt, có âm thanh báo hiệu cảnh báo.
CHÚ Ý
• Luôn đỗ xe ở nơi đúng quy định.
• Không được đỗ xe ở nơi có dốc nghiêng. Nếu phải đỗ xe ở nơi có dốc nghiêng thì phải chèn lốp xe chắc chắn.
• Lựa chọn một nơi an toàn mà không gây cản trở lưu thông khi đỗ xe và đặt biển báo để cảnh báo, đèn báo hoặc hàng rào, v..v. khi cần thiết.
• Lựa chọn nơi đất cứng thích hợp để đỗ xe và chắc rằng lốp xe sẽ không bị trượt hay lún xuống đất.
• Luôn hạ thấp càng nâng xuống đất. Nếu xe nâng không thể hạ thấp do bị lỗi, v…v…
• Rời khỏi xe nâng sau khi đã được dừng hẳn. Luôn rời khỏi xe nâng trong khi mặt phải hướng về phía xe nâng.
• Không bao giờ được nhảy khỏi xe nâng khi có nguy hiểm.
SAU KHI VẬN HÀNH
Sau khi vận hành luôn tiến hành kiểm tra .
VẬN HÀNH TRONG MÙA ĐÔNG
1. Nhớt động cơ, nhớt hộp số, nhớt cầu vi sai, nhớt thủy lực
Tham khảo bảng Giới thiệu các loại nhớt và mỡ bôi trơn, lựa chọn loại nhớt phù hợp với nhiệt độ.
2. Nước làm mát
40% chất làm mát được pha trộn vào nước làm mát và cần được thay thế khoảng 2 năm. Chỉ có mức nước là cần được kiểm tra. Nhiệt độ đóng băng của nước làm mát với 40% chất làm mát là -24 0C. Vì thế vận hành trong mùa hè hay mùa đông là hoàn toàn bình thường. (Tăng khối lượng chất làm mát tùy theo nhiệt độ khi sử dụng xe nâng ở khí hậu lạnh hơn -12 0C vào mùa đông).
Dung lượng nước làm mát
10.4 lít ( động cơ FE đối với xe chạy xăng và gas )
10.2 lít ( động cơ F2 đối với xe chạy xăng và gas )
7.5 lít ( động cơ 4TNE92 đối với xe chạy dầu )
7.3 lít ( động cơ 4TNE98 đối với xe chạy dầu
3. Bình điện
Nhiệt độ đóng băng của chất điện phân là khoảng -35 0C khi bình điện được nạp điện đầy đủ. Tỷ trọng là 1.28 ( ở 20 0C ). Luôn giữ cho bình điện được nạp điện đầy đủ. Bởi vì nếu bình điện không được nạp điện thì tỷ trọng sẽ giảm. Điều này sẽ làm tăng khả năng chất điện phân bị đóng băng. Trong thời tiết lạnh một cách đặc biệt tháo dây cắm ra khỏi bình điện để ngăn ngừa bình điện tự phóng điện và bảo vệ bình điện với một cái vỏ bọc bên ngoài.
VẬN HÀNH TRONG MÙA HÈ
1. Nhớt động cơ, nhớt hộp số, nhớt cầu vi sai, nhớt thủy lực
Tham khảo bảng Giới thiệu các loại nhớt và mỡ bôi trơn, lựa chọn loại nhớt phù hợp với nhiệt độ.
2. Nước làm mát
Nước làm mát sẽ dễ bay hơi vào mùa hè. Vì thế, phải kiểm tra nước làm mát thường xuyên. Nếu thiếu, châm thêm nước bằng vòi nước.
3. Bình điện
Lượng nước trong chất điện phân dễ bay hơi vào mùa hè. Vì thế phải kiểm tra thường xuyên và châm thêm nước cất khi cần thiết. Đừng châm quá đầy hoặc chất điện phân sẽ tràn ra trong khi vận hành gây ra sự ăn mòn hoặc ngắn mạch.
Một số tiêu chuẩn về thiết bị nâng:
- TCVN 4244-2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
- TCVN 4755-1989: Cần trục- Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thuỷ lực.
- TCVN 5206-1990: Máy nâng hạ- Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.
- TCVN 5207-1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung.
- TCVN 5209-1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.
- TCVN 5179-90: Máy nâng hạ- Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn